Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Quang cảnh lễ khai mạc triển lãm.

Dự khai mạc có lãnh đạo và đại diện một số phòng, ban, trung tâm thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Triển lãm có chủ đề “Ký ức Lào Cai” được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Lào Cai. Các tác phẩm là nguồn tư liệu quý giá để công chúng yêu mỹ thuật hiểu và trân trọng hơn về vùng đất, con người Lào Cai.

Tiết mục văn nghệ chào mừng triển lãm.

Để chuẩn bị cho triển lãm, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh đã phát động các tác giả tham gia trưng bày, triển lãm tranh từ cuối tháng 5 năm 2024. Đến nay, đơn vị đã nhận được 50 bức tranh tham gia trưng bày. Các tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu phong phú như sơn dầu, sơn Acrylic, sơn mài, bột màu, màu nước...

Đại biểu và người yêu mỹ thuật tham quan triển lãm.
 
Đây là dịp để các họa sỹ, nghệ sỹ và người dân ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để có được ngày độc lập hôm nay. Cùng với đó là ngợi ca cảnh đẹp quê hương, bản sắc văn hóa các dân tộc nơi vùng cao, biên giới thông qua những tác phẩm mỹ thuật do các họa sỹ tỉnh Lào Cai thực hiện.
 
Triển lãm quy tụ nhiều nghệ sỹ tên tuổi với những tác phẩm đặc sắc.
 
Ngoài ra, triển lãm còn đẩy mạnh phong trào sáng tác mỹ thuật của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, nâng cao chất lượng sáng tác của các nghệ sỹ mỹ thuật trong tỉnh.
 
 
https://baolaocai.vn/trien-lam-my-thuat-ky-niem-74-nam-ngay-giai-phong-lao-cai-post392480.html
Theo Tô Dung/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống,...