[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

Theo phong tục địa phương, từ sáng sớm, phụ nữ Xá Phó (chủ nhà) sẽ tiến vào nương lúa trước và thực hiện thủ tục gặt - "giữ hồn lúa". Người phụ nữ lặng lẽ tiến vào khoảng giữa của nương lúa hoặc tới vị trí đã được đánh dấu, lấy một ít lá cây trải xuống đất hoặc gạt đổ các cây lúa bên cạnh để đặt lá cây (thường là lá cây chuối hoặc lá cây rừng có kích thước lớn). Sau đó, quay ra ôm vài khóm lúa vào lòng, rồi nín thở, dùng chiếc hái cắt 3 bông lúa, lấy lá lúa buộc lại và gói trong những chiếc lá.

 

Mỗi lần cắt lúa, buộc và gói lúa, người phụ nữ lại phải nín thở. Làm vậy 3 lần, 3 nhúm lúa được buộc chặt, sau đó đặt vào chiếc lá lớn đã được lót phía dưới, gói chung 3 khóm lúa lại để “giữ hồn lúa”. Lúc này, người phụ nữ mới được thở và ra tín hiệu cho các con, cháu tiến vào nương gặt lúa.

 

Việc gặt lúa chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Vừa gặt họ vừa cảm tạ đất trời về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

 

Sau khi gặt lúa xong, những khóm lúa được cho vào gùi “A Xé” để mang về nhà. Trên đường di chuyển, người Xá Phó sẽ “gọi hồn lúa” về cùng mình bằng những câu nôm, chẳng hạn như: “Hồn lúa về đi, theo chủ về nhà thôi”...

 

Khi đã đưa được hồn lúa về nhà, để chuẩn bị ăn cơm mới, người Xá Phó luộc phần lúa nếp, sau đó buộc và phơi khô các khóm lúa trên gác bếp của gia đình. Thời gian phơi lúa kéo dài khoảng từ 8 giờ sáng đến 4 hoặc 5 giờ chiều trên bếp củi đỏ lửa liên tục.

 

Khi lúa đã được sấy, người Xá Phó dùng cối (gọi là “lóng”) để giã gạo. Trong văn hóa của người Xá Phó, "lóng" ngoài việc dùng để giã lúa ,giã gạo còn là công cụ để phát ra âm thanh liên lạc giữa các gia đình. Khi gõ 3 hồi "lóng" dài tức là thông báo gia đình có người mất, còn nếu đánh 2 hồi "lóng" dài lại là mời các gia đình khác đến ăn tết.

 

Sau khi giã lúa xong, các bà, các mẹ, các chị sẽ cùng nhau dần, sàng lúa để lọc ra những hạt gạo trắng mịn.

 

Khi có được những hạt gạo trắng nõn nà, phụ nữ Xá Phó sẽ trở về khu bếp của gia đình để đồ xôi và chế biến món ăn từ hoa màu được trồng trên nương cùng lúa và các món như cá nướng, gà luộc… để trình tổ tiên.

 

Sau khi trình mâm lễ tổ tiên xong, đại gia đình sẽ ngồi quây quần bên mâm cơm mới. Người phụ nữ là chủ gia đình sẽ ngồi giữa, các con cháu mời mẹ ăn cơm, uống rượu để bày tỏ lòng biết ơn với người có công sinh thành, nuôi dưỡng mình.

Trong lễ ăn cơm mới của người Xá Phó không thể thiếu phần hội với các trò chơi dân gian tập thể, qua đó thể hiện sự đoàn kết tạo nên sức mạnh cộng đồng.

https://baolaocai.vn/anh-doc-dao-phong-tuc-giu-hon-lua-goi-hon-lua-cua-nguoi-xa-pho-post392207.html

Theo Tô Dung/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống,...