[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều khổ đau do ảnh hưởng của các hủ tục. Đa số phụ nữ Hà Nhì từ nhỏ đã lao động nặng nhọc, không được đi học, phải lấy chồng sớm, không được tham gia các hoạt động xã hội.

 

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động được triển khai thu hút nhiều chị em phụ nữ Hà Nhì tham gia.

 

Hội Phụ nữ các xã có người Hà Nhì sinh sống như Y Tý, A Lù, Nậm Pung, A Mú Sung thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng, tích cực tổ chức tuyên truyền, thay đổi nhận thức của phụ nữ Hà Nhì về bình đẳng giới, bắt đầu từ những phụ nữ cao tuổi, những phụ nữ có gia đình, sau đó là trẻ em, học sinh nữ.

 

Các xã vùng cao mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho những phụ nữ Hà Nhì chưa biết chữ được tới trường học, từ đó biết đọc, biết viết.

 

Không chỉ được đi học chữ, nhiều phụ nữ Hà Nhì đã thay đổi tư duy và nhận thức khi được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.

 

Phụ nữ dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Y Tý trước đây ít khi được tham gia vào công việc xã hội nhưng nay đã tham gia vào nhiều công việc quan trọng của xã, thôn, bản nơi mình sinh sống, góp phần xây dựng quê hương.

 

Trên vùng cao huyện Bát Xát ngày càng có nhiều phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục, học lên đại học, cao đẳng, sau đó tham gia công tác xã hội với các công việc như cán bộ, công chức xã, giáo viên.

 

Phụ nữ Hà Nhì cũng được tham gia các lớp học nghề, trở thành chủ nhân của những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: làm homestay đón khách du lịch, trồng cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi gia súc… đem lại cuộc sống ấm no hơn.

 

Các hoạt động của Dự án 8 và các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai giúp phụ nữ Hà Nhì được “cởi trói” khỏi những tập tục lạc hậu, tránh xa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bớt phải lao động nặng nhọc, có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, ngày càng ấm no, hạnh phúc.

https://baolaocai.vn/anh-du-an-8-gop-phan-coi-troi-cho-phu-nu-ha-nhi-post391046.html

Theo Trần Tuấn Ngọc/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...