Phát triển toàn diện phong trào khuyến học, khuyến

Những năm qua, Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, hướng đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí ở địa phương.

Phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập, công dân học tập phát triển rộng khắp các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khu phố, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và các dòng họ. Các cấp hội đã triển khai đồng bộ việc vận động và bình xét các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”… Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân, đặc biệt là học sinh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong học tập. Kết quả năm 2023, “Đơn vị học tập” đạt 99%, “Cộng đồng học tập” đạt 89%, “Gia đình học tập” đạt 75%, “Dòng họ học tập” đạt 54%, “Công dân học tập” đạt gần 230.000 người. Việc huy động nguồn lực xây dựng quỹ hội đạt nhiều kết quả, năm 2023 đạt hơn 39 tỷ đồng. Nhờ đó, đã tặng quà và khen thưởng gần 23.000 học sinh có thành tích tốt trong học tập, với tổng số tiền 7,8 tỷ đồng...

Những năm qua, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) luôn quan tâm tới công tác khuyến học, khuyến tài. Hội Khuyến học xã hiện có 19 chi hội, trong đó có 3 chi hội của các trường học và 16 chi hội các thôn, bản, thu hút gần 2.000 hội viên. Nhiệm kỳ qua, Hội Khuyến học xã đã tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; duy trì tỉ lệ chuyên cần học sinh đi học tại các trường thường xuyên đạt từ 97% trở lên, chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng nâng cao và ổn định, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần. Song song với đó, việc huy động các nguồn lực xã hội hóa như quỹ học bổng “Vì em hiếu học” của Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), chương trình “Nâng bước em tới trường - con nuôi đồn biên phòng”... đã giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường. Hội Khuyến học xã cũng xây dựng các danh hiệu học tập, đến nay đã có 264 gia đình đăng ký mô hình “Gia đình học tập”; 10 dòng họ đăng ký mô hình “Dòng họ học tập”; 16 thôn đăng ký mô hình “Cộng đồng học tập”; 3 trường học đăng ký mô hình “Đơn vị học tập”; 1.125 người đăng ký mô hình “Công dân học tập”. Các mô hình này đang phát huy hiệu quả, thu hút người dân tham gia, góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng xã hội học tập.

Dòng họ Lê Xuân ở xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng) là 1 trong 4 mô hình tiêu biểu trong phong trào dòng họ hiếu học, xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài của tỉnh Lào Cai. Vận dụng những kinh nghiệm làm công tác khuyến học của các dòng tộc ở các địa phương khác, một số ông, bà có tâm huyết với việc học hành của con cháu trong dòng họ đã đứng ra thành lập Ban Khuyến học dòng họ Lê Xuân. Hằng năm, Ban Khuyến học dòng họ Lê Xuân vận động các gia đình trong dòng họ đóng góp xây dựng quỹ khuyến học 300.000 đồng/hộ. Từ nguồn quỹ này, dòng họ Lê Xuân tổ chức họp mặt, khen thưởng con cháu trong họ đạt thành tích cao trong học tập. Những năm gần đây, con cháu dòng họ Lê Xuân đạt danh hiệu học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học ngày càng nhiều. Đến nay, cả dòng họ có 8 người là thạc sĩ và 2 người đang học thạc sĩ. Năm 2023, dòng họ Lê Xuân vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thời gian qua, hội khuyến học các cấp rất chú trọng phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập của Nhân dân. Hội khuyến học cấp huyện, cấp xã cũng tham gia, đề xuất với các trung tâm học tập cộng đồng nội dung học tập theo phương châm “cần gì học nấy”. Tuyên truyền, vận động người dân đi học các lớp xóa mù chữ; người lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, học ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2023, các trung tâm học tập cộng đồng đã mở 1.015 lớp học, với 74.982 lượt người tham gia, góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.

Ông Đặng Xuân Yên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Thời gian tới, các cấp hội tiếp tục chủ động, linh hoạt trong tuyên truyền nhằm nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”; gắn kết chặt chẽ việc xây dựng các mô hình học tập với các phong trào thi đua ở địa phương. Nhân rộng mô hình khuyến học, khuyến tài; nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh vận động, phát triển quỹ khuyến học các cấp để có thể mở rộng đối tượng hỗ trợ... qua đó góp phần khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng giáo dục; quyết tâm xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành điểm sáng về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở miền núi phía Bắc.

https://baolaocai.vn/phat-trien-toan-dien-phong-trao-khuyen-hoc-khuyen-tai-post391209.html

Theo Thanh Huệ/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...