Hội nghị về chính sách giáo dục nghề nghiệp, khởi nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh

Ngày 10/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội nghị về chính sách giáo dục nghề nghiệp, khởi nghiệp và định hướng phân luồng cho hơn 300 học sinh Trường THCS xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương.

Tại hội nghị, báo cáo viên đã tuyên truyền, tư vấn cho hơn 300 học sinh về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; giới thiệu một số chính sách về đào tạo nghề cho người lao động hiện đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; chính sách dạy nghề và tín dụng cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, trao đổi, giải đáp những băn khoăn, vướng mắc của học sinh khi dự định tham gia học nghề...

z5917870218895-5ff584422660a6be588c2628589fd77a-2771.jpg

Quang cảnh hội nghị.

Hoạt động tuyên truyền giúp các em nhận thức về đặc điểm của cá nhân, đặc điểm nghề nghiệp và mức độ phù hợp của cá nhân với nghề nghiệp. Nhờ đó, học sinh có thể lựa chọn khả năng học phù hợp ở cấp THPT và có kế hoạch nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Đối với học sinh không thể tiếp tục học lên THPT, các em sẽ tự tin hơn, có năng lực để lựa chọn chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS.

z5917870219262-a4052f7fefc1ab9f593f0fca8e71a9f4-7133.jpg

Báo cáo viên giới thiệu một số chính sách về đào tạo nghề cho người lao động

Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động trao đổi thông tin giúp học sinh hiểu biết về bản thân, có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thường xuyên nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.

https://baolaocai.vn/hoi-nghi-ve-chinh-sach-giao-duc-nghe-nghiep-khoi-nghiep-va-dinh-huong-phan-luong-cho-hoc-sinh-post391670.html

Theo Phương Thảo/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...