[Ảnh] Đặc sắc đám cưới của người Dao đỏ Bát Xát

Cũng như những ngành Dao khác và các dân tộc khác ở Lào Cai, người Dao đỏ có phong tục cưới hỏi độc đáo, được trao truyền qua nhiều thế hệ và vẫn giữ được bản sắc rất riêng.

Xã hội ngày càng phát triển. Theo thời gian, nhiều phong tục của đồng bào các dân tộc đã dần mai một. Tuy nhiên, với người Dao đỏ Lào Cai, những nét văn hóa độc đáo mang tính nghi lễ linh thiêng trong việc tổ chức đám cưới vẫn được lưu truyền cho đời sau.

 

Trước đây, việc rước dâu thường đi bộ đường mòn, nhà trai và nhà gái ở xa nhau, giờ "lành" thường vào buổi sớm nên việc trang điểm cho cô dâu được thực hiện từ rạng sáng. Cô dâu trong đám cưới người Dao đỏ thường diện trang phục truyền thống với nhiều yếu tố cầu kỳ, phức tạp. Vấn khăn là công đoạn tốn nhiều thời gian chuẩn bị nhất. Nhiều lớp khăn lần lượt được đội lên đầu cùng với các dây, chuông bạc đính lên với mục đích xua đuổi điềm xấu.

 

Trang sức trên trang phục cô dâu chủ yếu làm bằng bạc.

 

Phía bên nhà trai, chú rể cũng được chuẩn trang phục cưới cổ truyền, vấn khăn, đeo vòng bạc, chuẩn bị cho ngày trong đại của của cuộc đời.

 

Sau khi chuẩn bị xong mọi thủ tục, cô dâu và đoàn rước râu sẽ "khởi hành" khỏi nhà bố mẹ đẻ của cô dâu. Theo phong tục của người Dao, giờ và ngày "khởi hành" có ý nghĩa rất lớn, đem theo niềm may mắn cho đôi trẻ trong cuộc sống sau này. Thời gian được chọn không được trùng với giờ và ngày sinh của tất cả thành viên gia đình đôi bên.

 

Khi cách cổng nhà trai khoảng 100m, đoàn rước dâu sẽ dừng lại, chỉnh sửa trang phục cho cô dâu. Theo lý của người Dao, trang phục của cô dâu mặc là trang phục thêu tay truyền thống, rất đẹp và quý nên khi di chuyển đường xa sẽ dễ bị bẩn, thậm chí hỏng. Do đó, khi cách nhà chú rể một khoảng nhất định, đoàn sẽ thay trang phục cưới truyền thống cho cô dâu, để cô dâu xinh đẹp nhất trong thời khắc bước vào nhà chồng.

 

Người Dao đỏ chuộng màu sắc sặc sỡ nên những gam màu hồng, đỏ được chọn làm màu chủ đạo trong đám cưới. Trên trang phục của cô dâu và chú rể hoặc các đồ vật dùng trong đám cưới (như kèn, ô...) đều được phủ một chiếc khăn đỏ với mong muốn những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến.

 

Khi đoàn nhà gái gần đến, đoàn nhà chú rể sẽ ra đón rước bằng tiếng kèn, trống, chũm chọe... với những nghi lễ trang trọng và linh thiêng theo truyền thống của người Dao. Và theo lý của người Dao, lúc này chú rể chưa ra đón cô dâu mà chỉ có trưởng đoàn nhà trai và các thành viên của đoàn ra đón.

 

Đến giờ đẹp, cô dâu được rước qua cửa chính vào nhà chú rể. Trước đây, việc đưa dâu sẽ được thực hiện từ chiều hôm trước, sau đó cô dâu và 2 người phù dâu sẽ làm nhà tạm ở phía ngoài nhà chú rể 1 đêm để sáng hôm sau làm lễ "nhập gia". Việc nghỉ qua đêm gần nhà trai nhằm tránh trường hợp đoàn nhà gái không kịp đến, qua giờ đẹp làm lễ. Tuy nhiên, ngày nay giao thông thuận lợi hơn, thêm vào đó là người dân nhận thấy tốn kém, rườm rà trong thực hiện nên đã bỏ và chủ động căn giờ di chuyển giữa 2 nhà để kịp giờ đưa, rước dâu.

 

Đôi tân lang, tân nương làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà trai. Mọi nghi lễ được dẫn dắt bởi thầy cúng với những bài dâng cúng lên tổ tiên cầu chúc cho đôi trẻ được sung túc, hạnh phúc.

 

Phụ nữ trong đoàn nhà gái và chủ rể đưa cô dâu vào phòng tân hôn của đôi vợ chồng trẻ.

 

Bữa tiệc cầu chúc những điều tốt lành cho đôi bạn trẻ được tổ chức tại nhà chú rể. Trước đây, đám cưới thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm, còn hiện nay theo nếp sống mới các gia đình đã rút ngắn thời gian tổ chức đám cưới chỉ còn 2 ngày 1 đêm.

https://baolaocai.vn/anh-dac-sac-dam-cuoi-cua-nguoi-dao-do-bat-xat-post391896.html

Theo Phạm Bằng - Tô Dung/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...