Ấn Độ tăng chi tiêu để kích thích tăng trưởng

Theo kế hoạch ngân sách mới của Chính phủ Ấn Độ, tổng chi tiêu cho tài khoá tới là 16,56 ngìn tỷ Rupees (tương đương 309 tỷ USD), tăng 16 % so với tài khoá 2012 - 2013 (kết thúc ngày 31/3/2013).
 
Ảnh minh họa.

Trong đó ngân sách dành cho quốc phòng là 2,03 nghìn tỷ Rupees, tăng 5,2%; trong khi chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tăng với mức kỷ lục 46% so với tài khóa 2012 - 2013. Ngoài ra, ngân sách cũng sẽ dành 100 tỷ rupees cho chương trình an ninh lương thực quốc gia.

Chính phủ Ấn Độ dự tính tăng nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, thuốc lá và ô tô nhập khẩu, cũng như thuế thu nhập đối với tầng lớp “siêu giàu” và các doanh nghiệp lớn. Tầng lớp “siêu giàu” được xác định với những người có thu nhập 10 triệu Rupees (182.000 USD/năm) trở lên, sẽ bị đánh thuế trên 10%. Tại Ấn Độ hiện có 42.800 người có mức thu nhập trên 10 triệu Rupees/năm.

Bộ trưởng Tài chính Chidambaram cho biết nhịp độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Ấn Độ bị kiềm chế do thâm hụt tài chính cao, tiết kiệm và đầu tư thấp, chính sách tiền tệ chặt. Thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục cao do Ấn Độ phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu mỏ, than đá, vàng và xuất khẩu giảm sút.

Tuy nhiên, Chính phủ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% hiện nay xuống 4,8% trong tài khóa tới. Chính phủ cũng có các chính sách cho vay ưu đãi đối với người mua nhà lần đầu tiên; khuyến khích thăm dò dầu khí.

“Khảo sát kinh tế 2012 - 2013” của Bộ Tài chính Ấn Độ cho thấy kinh tế nước này có thể tăng trưởng 6,1 - 6,7% trong tài khoá 2013 - 2014.

Sau suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, kinh tế Ấn Độ đã phản ứng mạnh trước các biện pháp kích thích tài chính, đạt mức tăng trưởng cao 8,6% trong năm 2009 - 2010 và 9,3% trong năm 2010 - 2011. Tuy nhiên, do những yếu tố trong và ngoài nước kết hợp, kinh tế Ấn Độ chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2011 - 2012 và ước khoảng 5% trong tài khoá 2012 - 2013.

Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế gần đây của Ấn Độ một phần bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài, song nguyên nhân trong nước cũng quan trọng. Tăng trưởng dịch vụ trong năm 2011 - 2012 là 8,2% và năm 2012 - 2013 chỉ tăng 6,6% so với mức hai con số 6 năm trước đó; xuất khẩu ròng bị giảm sút cùng áp lực lạm phát./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...