Hội thảo duy trì khu vực ASEAN phi vũ khí hạt nhân

Hội thảo quốc tế về duy trì khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân, do Bộ Ngoại giao Indonesia tổ chức đã diễn ra ngày 12/2 ở trung tâm thủ đô Jakarta.
 
Tổng thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á  
Lê Lương Minh. (Nguồn: TTXVN)
Tham dự Hội thảo có đại diện cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA), tổ chức Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân (CTBTO), quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng 5 nước sở hữu hạt nhân bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và nhiều nước thuộc các khu vực khác trên thế giới.

Hội thảo đã tập trung thảo luận về sự cần thiết hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN và CTBTO để duy trì các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân ASEAN (SEANWFZ); tầm quan trọng các biện pháp bảo vệ và Nghị định thư bổ sung của IAEA về tăng cường các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và Hiệp ước SEANWFZ; an ninh hạt nhân và Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và những sự phát triển quốc tế gần đây trong khu vực, nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa ASEAN với IAEA và CTBTO.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa khẳng định rằng, cam kết của các nước ASEAN hướng tới giải trừ quân bị hạt nhân cần được thực hiện thông qua các hành động cụ thể nhằm thiết lập khu vực phi vũ khí hạt nhân không chỉ ở Đông Nam Á mà trên cả thế giới.

Bộ trưởng Marty Natalegawa nhấn mạnh 4 vấn đề cần làm để xây dựng khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân như một nền tảng cho thế giới phi vũ khí hạt nhân. Đó là các nước thành viên ASEAN cần duy trì kiên định cam kết hướng tới các Hiệp ước và Công ước quốc tế về việc chỉ sử dụng hạt nhân vào các mục đích hòa bình; tăng cường những nỗ lực liên quan đến sự tham gia của các nước sở hữu hạt nhân đối với Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước SEANWFZ; tiếp tục những tiến bộ của chương trình giải trừ và không phổ biến hạt nhân ở cấp độ toàn cầu; thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan liên quan, khu vực và quốc tế về an ninh hạt nhân, tăng cường bảo vệ hạt nhân và an toàn hạt nhân ở mọi cấp độ.

Hội thảo là diễn đàn cho các đại biểu tham dự đến từ 27 nước trao đổi quan điểm về tác động chính trị của việc phổ cập Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân, tầm quan trọng của các biện pháp bảo vệ, Nghị định thư bổ sung của IAEA để hỗ trợ cho các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và SEANFWZ.

Hội thảo cũng đã quan tâm trao đổi về quan hệ tương hỗ giữa Hiến chương ASEAN và SEANWFZ với an ninh hạt nhân và CTBTO, giữa ASEAN và Ban thư ký ASEAN với IAEA và CTBTO; các vấn đề liên quan đến tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa IAEA, CTBTO với ASEAN, Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN; các nước ASEAN cần làm gì để thúc đẩy an ninh hạt nhân, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.