Chào mừng 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 65 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023), tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Lào Cai đã diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Thời gian qua, thị xã Sa Pa luôn chú trọng đến việc phục dựng, bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần đạt tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Ngày 1/8/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3724 /UBND-VX về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Bản Cát Cát, ngôi làng cổ đẹp nhất vùng du lịch Sa Pa, luôn 'hớp hồn' du khách gần xa bởi khí hậu mát lành, cảnh đẹp bình yên cùng thiên nhiên bao la, đất trời cao rộng.
Đồng bào dân tộc Mông có một kỹ thuật từ lâu đời và rất độc đáo, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục vải lanh truyền thống. Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những phụ nữ bản địa đã dùng sáp ong để sáng tạo ra những tấm vải với hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, làm hài lòng không ít du khách gần xa...
Phụ nữ người Mông được ví như những chú “ong thợ” dành trọn một đời gửi gắm tâm tư và sự khéo léo, kiên trì vào từng sợi lanh; những đôi bàn tay dù nhiều nếp nhăn vẫn miệt mài dệt lên hồn cốt của dân tộc, tạo nên tấm vải lanh rực rỡ sắc màu.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Thu Lao ở vùng cao Mường Khương, nét độc đáo của trang phục truyền thống đã tạo nên bản sắc riêng. Đặc biệt, phải kể đến, đó là đôi giày thổ cẩm được phụ nữ làm hoàn toàn các công đoạn bằng tay. Màu sắc rực rỡ, hoa văn được thêu tay tỉ mỉ, tua rua được đính trang trí cầu kỳ trên đôi giày đã tạo nên những đôi giày thổ cẩm rất độc đáo không phải dân tộc nào cũng có được.
Tác động của cuộc sống hiện đại đã làm một số phong tục, tập quán, nhất là văn hóa các dân tộc thiểu số mai một. Trước thực trạng này, nhiều năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đầu tháng 6 âm lịch, các thôn, bản người Hà Nhì trên vùng cao Bát xát lại tưng bừng tổ chức lễ hội Khô Già Già, cầu cho mùa màng tươi tốt. Điều ít người biết là lễ hội xuất phát từ một truyền thuyết kỳ bí về ngựa thần trên núi Gạ Tà Mò.