Hằng năm, cứ độ tháng 4, tháng 5, thời tiết vùng cao rục rịch chuyển mình vào hạ. Độ ẩm, nhiệt độ dưới những tán rừng già tạo điều kiện lý tưởng cho nấm hương rừng sinh sôi. Khi cơn mưa rào đầu hạ tưới đủ ẩm cho những cánh rừng già của vùng cao Bát Xát, nấm hương bắt đầu vươn mình từ thân gỗ mục còn phủ đầy lớp thực bì ẩm ướt. Người dân vùng cao bắt đầu vào những cánh rừng, “săn” nấm hương đặc sản.
Sa Pa không chỉ được biết đến là một địa danh có rất nhiều những thắng cảnh đẹp, những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn, những nét văn hóa truyền thống độc đáo mà có còn những món ăn hấp dẫn mọi du khách khi đến nơi đây.
Với đồng bào dân tộc Giáy những chếc bánh chưng, bánh khảo, bánh bỏng và bánh rợm là món không thể thiếu được trong mâm đồ cúng vào mỗi dịp lễ tết ... Các loại bánh này được người Giáy dâng lên tổ tiên là để báo cáo thành quả lao động trong một năm qua, đồng thời cầu xin tổ tiên ban cho sức khỏe, sự may mắn, có một vụ mùa bội thu.
Củ sâm đất Hoàng Sin Cô là một đặc sản của Lào Cai. Loại củ này được trồng nhiều ở xã Y Tý, Bát Xát, có tác dụng nhuận tràng, mát gan, bổ sung nước thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm cân, giải rượu… và có giá thành bình dân nên được mọi người ưa chuộng.
Mùa thu đến, khi cây hồng trĩu quả chuyển sang màu đỏ cam, ấy là lúc những căn bếp ở Na Lo, xã Tà Chải (Bắc Hà) thơm mùi cốm. Nơi đây vốn nức tiếng với món cốm dẻo thơm và nghề làm cốm được người Tày thực hiện rất công phu.
Được biết đến là món ăn đặc sản của người dân tộc Tày vùng núi Tây Bắc, bánh Lẳng là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, tết cũng như những dịp cúng tế quan trọng của người dân tộc Tày huyện Bảo Yên. Với vị thanh mát của gạo nếp hòa quyện với vị ngọt thanh của mật mía tạo nên hương vị đặc trưng, khiến người đã một lần được thưởng thức khó có thể quên vị của loại bánh này.
Đến Bắc Hà, du khách không chỉ được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú, khí hậu trong lành, mát mẻ, mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn truyền thống hấp dẫn, trong đó có món thắng cố ngựa.
Nếu có dịp khám Chợ phiên vùng cao Mường Khương – Lào Cai, các bạn đừng bỏ qua việc thưởng thức những món ăn độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây, đặc biệt là món đánh đúc của người Nùng.
Những ngày đầu xuân, ngôi làng nhỏ Nàn Sán (Si Ma Cai) nhộn nhịp vào mùa làm bánh phở truyền thống. Có khách đặt phở số lượng nhiều nên chị Lù Thị Sinh (thôn Đội 3) phải huy động thêm họ hàng làm giúp. Đôi tay chị Sinh thoăn thoắt uốn chiếc đũa cả, nhẹ nhàng lách vào rồi khéo léo kéo bánh phở ra phên hong. Để đến công đoạn này, trước đó là cả một quy trình dày công, tỉ mỉ.
Người Tày nói chung và người Tày ở xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) nói riêng sở hữu nhiều bí quyết được truyền từ đời này qua đời khác để chế biến những món ăn truyền thống ngon thượng hạng riêng có, thết đãi bạn bè, người thân trong những ngày Tết.